“Cha là trừi mấy cấy đứa ba trắp ba trợn ni, gưn đến ngay đi rồi nợ răng cứ lông nhông ngoài đàng rứa bây, răng chưa mần mà đi chi cạ rứa?” (1)

 

Cứ thỉnh thoảng trong cơn mơ màng, tiếng mẹ văng vẳng trước ngày đi xa vẫn in dấu trong lòng tớ những xúc cảm không lời da diết. Tớ nhớ cái giọng Hà Tĩnh đặc sệt của bà, nhớ những lời mắng yêu đong đầy tình cảm. Càng nhớ, tớ lại càng chẳng dám gọi về vì chỉ cần nghe tiếng nói thân thuộc vang lên là lòng tớ lại trĩu trịt những gánh buồn. 

Ngót nghét bốn năm xa nhà để đi du học nơi xứ lạ, tớ bị ép buộc phải trưởng thành lúc nào chẳng hay. Cách xa Việt Nam 16 giờ bay đằng đẵng, tớ phải học cách giao tiếp với người bản xứ, phải làm quen với ngôn ngữ mới và tập bỏ bớt đi giọng địa phương nếu muốn người khác hiểu mình nói gì. 

Ngặt nỗi, tớ đã trót yêu tiếng Việt từ thuở lọt lòng, yêu trong từng lời ru của mẹ. Tiếng nước bạn tuy hay, tuy cần thiết đó nhưng sao mà khó học quá chừng, đã vậy tớ thấy chẳng giàu âm điệu bằng tiếng nước ta. Tớ nhớ tiếng mẹ đẻ, nhớ vùng đất “Chảo lửa túi mưa” chân chất mà quen thuộc đến nhường nào. Trong mảnh tiềm thức vụn vặt còn sót lại, bóng dáng buổi chợ chiều vãn người qua lại hiện hữu trong tớ, lác đác đâu đó là hình ảnh các bà, các mẹ thong dong quẩy gánh đi về và không thể thiếu là dòng người qua lại trò chuyện rôm rả với nhau:

 

“Cấy ni đắt khoi, nỏ mua mô!” (2)

“Cấy ni đăng nấy?” (3)

“Vơ o, trưa trật triều có cấy chi ăn cho sôống ngài không?” (4)

“Dừ mi vô nhà ăn méng đi, để lâu tròi roi chi bu vô hết rồi a tề.” (5)

Cá chắc rằng nếu lần đầu nghe thì hẳn ai cũng mắt tròn mắt dẹt vì chẳng hiểu người Hà Tĩnh chúng tớ nói gì. Đấy, cái hay của tiếng Việt đấy! Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, ấy thế mà mỗi nơi lại có một đặc trưng vùng miền khác nhau. Tớ tự hào vì được sinh ra là người con nước Việt, được thấm nhuần giọng nói quen thuộc không pha tạp dù có ở nơi xa. Quốc hồn quốc túy của tiếng Việt nằm trong từng lời ru, giọng nói, trong cả những lời thương hay thậm chí là tiếng…chửi. Tin tớ đi, cách xa quê hương tận nửa bán cầu mà bỗng nhiên đang dạo bước trên đường lại vô tình nghe được tiếng câu “Cha mi!”, “Mạ mi!” quen thuộc bật thốt ở đâu đó, thú thật tớ thấy ấm lòng tựa như tiếng mắng yêu. Chính vì vậy, tớ càng cảm thấy nhớ quê hương và khát khao được sớm trở về Việt Nam ngày một thêm mãnh liệt.

Một chuyến bay sớm đặt chân xuống sân bay quốc tế Nội Bài, giờ địa phương lúc này là 5:30 phút sáng. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận hương vị quê nhà căng tràn trong lồng ngực, cách xa bốn năm ròng mà cứ tưởng như mới vừa hôm qua. Mọi chuyện cứ như một giấc mơ, tớ chẳng thể tin được mình đã xa quê lâu đến thế, lại càng không tin được tớ đang một lần nữa đặt chân về lại đất nước mến yêu. Nếu đây là một giấc mơ, tớ cam nguyện chẳng bao giờ tỉnh lại.

Về chứ, phải về thôi.

.

.

.

“Răng mẹ, là sao mẹ hấy? Con đến sân bay rồi, mẹ mần mà đón con.” (6)

 

Giọng nói quen thuộc đâu đó cất lên giữa sân bay vội vã. À, vậy thì không phải là mơ nữa rồi. Tớ đã thật sự trở về, về với những gì quen thuộc và thân thương nhất.

1) Cha cái đám con nít quỷ chúng bây, sắp bay rồi mà cứ đi nhông nhông ngoài đường hoài vậy, sao còn chưa chuẩn bị gì nữa?

2) Cái này đắt quá, không mua đâu!

3) Cái này bao nhiêu tiền?

4) Cô ơi, trưa muộn lắm rồi có cái gì ăn cho tỉnh người không?

5) Giờ mày vào nhà ăn cái đã, để lâu ruồi bọ bâu vào hết rồi nè.

6) Là sao thế mẹ? Con đến sân bay rồi, mẹ chuẩn bị đón con nhé!”

“Cha là trừi mấy cấy đứa ba trắp ba trợn ni, gưn đến ngay đi rồi nợ răng cứ lông nhông ngoài đàng rứa bây, răng chưa mần mà đi chi cạ rứa?” (1)

 

Cứ thỉnh thoảng trong cơn mơ màng, tiếng mẹ văng vẳng trước ngày đi xa vẫn in dấu trong lòng tớ những xúc cảm không lời da diết. Tớ nhớ cái giọng Hà Tĩnh đặc sệt của bà, nhớ những lời mắng yêu đong đầy tình cảm. Càng nhớ, tớ lại càng chẳng dám gọi về vì chỉ cần nghe tiếng nói thân thuộc vang lên là lòng tớ lại trĩu trịt những gánh buồn. 

Ngót nghét bốn năm xa nhà để đi du học nơi xứ lạ, tớ bị ép buộc phải trưởng thành lúc nào chẳng hay. Cách xa Việt Nam 16 giờ bay đằng đẵng, tớ phải học cách giao tiếp với người bản xứ, phải làm quen với ngôn ngữ mới và tập bỏ bớt đi giọng địa phương nếu muốn người khác hiểu mình nói gì. 

Ngặt nỗi, tớ đã trót yêu tiếng Việt từ thuở lọt lòng, yêu trong từng lời ru của mẹ. Tiếng nước bạn tuy hay, tuy cần thiết đó nhưng sao mà khó học quá chừng, đã vậy tớ thấy chẳng giàu âm điệu bằng tiếng nước ta. Tớ nhớ tiếng mẹ đẻ, nhớ vùng đất “Chảo lửa túi mưa” chân chất mà quen thuộc đến nhường nào. Trong mảnh tiềm thức vụn vặt còn sót lại, bóng dáng buổi chợ chiều vãn người qua lại hiện hữu trong tớ, lác đác đâu đó là hình ảnh các bà, các mẹ thong dong quẩy gánh đi về và không thể thiếu là dòng người qua lại trò chuyện rôm rả với nhau:

 

“Cấy ni đắt khoi, nỏ mua mô!” (2)

“Cấy ni đăng nấy?” (3)

“Vơ o, trưa trật triều có cấy chi ăn cho sôống ngài không?” (4)

“Dừ mi vô nhà ăn méng đi, để lâu tròi roi chi bu vô hết rồi a tề.” (5)

Cá chắc rằng nếu lần đầu nghe thì hẳn ai cũng mắt tròn mắt dẹt vì chẳng hiểu người Hà Tĩnh chúng tớ nói gì. Đấy, cái hay của tiếng Việt đấy! Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, ấy thế mà mỗi nơi lại có một đặc trưng vùng miền khác nhau. Tớ tự hào vì được sinh ra là người con nước Việt, được thấm nhuần giọng nói quen thuộc không pha tạp dù có ở nơi xa. Quốc hồn quốc túy của tiếng Việt nằm trong từng lời ru, giọng nói, trong cả những lời thương hay thậm chí là tiếng…chửi. Tin tớ đi, cách xa quê hương tận nửa bán cầu mà bỗng nhiên đang dạo bước trên đường lại vô tình nghe được tiếng câu “Cha mi!”, “Mạ mi!” quen thuộc bật thốt ở đâu đó, thú thật tớ thấy ấm lòng tựa như tiếng mắng yêu. Chính vì vậy, tớ càng cảm thấy nhớ quê hương và khát khao được sớm trở về Việt Nam ngày một thêm mãnh liệt.

Một chuyến bay sớm đặt chân xuống sân bay quốc tế Nội Bài, giờ địa phương lúc này là 5:30 phút sáng. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận hương vị quê nhà căng tràn trong lồng ngực, cách xa bốn năm ròng mà cứ tưởng như mới vừa hôm qua. Mọi chuyện cứ như một giấc mơ, tớ chẳng thể tin được mình đã xa quê lâu đến thế, lại càng không tin được tớ đang một lần nữa đặt chân về lại đất nước mến yêu. Nếu đây là một giấc mơ, tớ cam nguyện chẳng bao giờ tỉnh lại.

Về chứ, phải về thôi.

.

.

.

“Răng mẹ, là sao mẹ hấy? Con đến sân bay rồi, mẹ mần mà đón con.” (6)

 

Giọng nói quen thuộc đâu đó cất lên giữa sân bay vội vã. À, vậy thì không phải là mơ nữa rồi. Tớ đã thật sự trở về, về với những gì quen thuộc và thân thương nhất.

1) Cha cái đám con nít quỷ chúng bây, sắp bay rồi mà cứ đi nhông nhông ngoài đường hoài vậy, sao còn chưa chuẩn bị gì nữa?

2) Cái này đắt quá, không mua đâu!

3) Cái này bao nhiêu tiền?

4) Cô ơi, trưa muộn lắm rồi có cái gì ăn cho tỉnh người không?

5) Giờ mày vào nhà ăn cái đã, để lâu ruồi bọ bâu vào hết rồi nè.

6) Là sao thế mẹ? Con đến sân bay rồi, mẹ chuẩn bị đón con nhé!”

(Visited 214 times, 1 visits today)

0