Một buổi chiều mùa đông tại thị trấn nhỏ. 

 

Trời nhá nhem tối trước khi mấy cô ở sạp hàng rong kịp quẩy gánh đi về. Với chiếc xe đạp con, ngoại tôi lóc cóc đèo những món quà quê còn sót lại sau một ngày vãn khách, bà thập thững đi trên con đường làng xưa cũ. Đã lâu lắm tôi mới lại được nhìn thấy hình ảnh này. Từ cái dạo tôi theo mẹ lên thành phố để đi học xa nhà, người bà với cái giỏ hàng con con nằm lẳng lặng ở yên sau dường như đã trở thành những mảng màu loang lổ nhạt màu trong tiềm thức. Nghe tin ngoại ốm, cả nhà tôi tất tả chạy về. Ấy thế mà đến nơi lại chẳng thấy đâu, mãi tới khi tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng vọng vào thì mới thấy cái bóng dáng còm cõi quen thuộc. 

– Mấy bây đi đâu mà giờ này còn về đây thế hử?

Ngoại vẫn thế, vẫn hay bảo mấy đứa nhỏ cứ lo ở thành phố mà làm ăn, đừng lo đến ngoại. Nếu chẳng phải vì hôm trước gọi điện nghe giọng bà khản đặc, có lẽ bà cũng chẳng nói cho con cháu hay. Tôi thương bà cũng vì lẽ đó. Tối ấy, dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn quả ớt, tôi như được sống lại những tháng ngày tuổi thơ bên mâm cơm dân dã quê nhà. Chén canh mít non cùng với mấy trái cà luộc hái sau vườn ấy vậy mà cả nhà ăn đến là thích thú. Nhìn nụ cười móm mém của bà, tôi thấy lòng mình bình yên đến lạ.

Chúng ta luôn bất giác lo toan trước những gì xảy đến, hoặc sắp đến. Tôi chuẩn bị phải xa nhà, xa cái nơi tôi đã sinh sống mười tám năm chẳng rời lấy một giây. Môi trường mới cùng ước vọng và đam mê như làn gió lộng kéo căng sợi dây diều khiến tôi chênh vênh giữa cảm giác lạc lõng và vô định khi phải tự bươn chải một mình. Tôi ước mình được bé lại, bé đến mức có thể nằm gọn lỏn trong chiếc giỏ con con của bà, được bà dắt theo bên mình rong ruổi khắp nẻo làng quê mà vô lo vô nghĩ. Nhưng tôi cũng muốn mình lớn thật nhanh để kịp lo cho bà trước khi quá muộn. Sau 4 năm đằng đẵng xa nhà để theo đuổi ước mơ, liệu ngoại có còn ở đây để nhìn tôi trưởng thành?

Câu hỏi ấy tựa như một vết cứa vô hình làm trái tim tôi chảy máu. Bất giác, tôi thấy mình sợ hãi cảm giác chia xa. Chúng ta lớn quá nhanh và cuộc đời này quá rộng, những người gần gũi trong gia đình càng lúc càng trở nên mờ nhòe. Dường như theo bản năng, tôi muốn níu giữ thời gian đừng trôi quá vội. Tôi muốn tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng khi được vòng tay ôm lấy ngoại, nằm trên chiếc chõng tre ngoài hè nghe bà kể chuyện thời chiến. Tiếng ếch nhái kêu râm ran cùng âm thanh gió đưa lá cây xào xạc, lời ru của ngoại vang vọng xen lẫn những tiếng ho. 

cây tre

“À ơi. Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

À ơi. Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.”

cò

Giọng ngoại khàn đi nhiều so với ngày tôi còn bé, nhưng tình cảm của bà thì vẫn vậy. Trong cơn mơ màng tôi thấy mình của ngày xưa, khờ dại và lúc nào cũng lẽo đẽo theo chân bà. Cái đuôi nhỏ ấy giờ đã lớn, đã phải tự mình chịu trách nhiệm với con đường mà nó đi, quyết định mà nó chọn. Bất giác nó nhận ra, ai rồi cũng phải trưởng thành…

Mấy hôm sau, cả nhà tôi thu xếp ra về vì bố mẹ đã hết phép. Ngoại cứ luôn miệng dặn tôi vào Sài Gòn không được để mình ốm, muốn ăn gì cứ điện về cho ngoại. Tôi chỉ lặng im không nói vì sợ cảm xúc sẽ vỡ òa. Chẳng biết được đâu sẽ là lần tiếp theo tôi được về thăm bà lần nữa. Ngồi trên xe nhìn ra khung cửa sổ ngắm nhìn mọi thứ xung quanh vụt qua trước mắt, tôi suy nghĩ về những ngày tháng tương lai. Chắc là mọi thứ sẽ ổn thôi, tôi rồi sẽ thích nghi với môi trường mới, rồi sẽ đứng vững chân ở tuổi mười tám đầy chông gai. Dù có gian nan đến đâu tôi cũng không ngại khó, bởi tôi biết sau lưng tôi luôn có một bóng hình yên lặng dõi theo. Chính ngoại là động lực giúp tôi không chùn bước.


Ngoại ơi, chờ con nhé. Con sẽ về!

Một buổi chiều mùa đông tại thị trấn nhỏ. 

 

Trời nhá nhem tối trước khi mấy cô ở sạp hàng rong kịp quẩy gánh đi về. Với chiếc xe đạp con, ngoại tôi lóc cóc đèo những món quà quê còn sót lại sau một ngày vãn khách, bà thập thững đi trên con đường làng xưa cũ. Đã lâu lắm tôi mới lại được nhìn thấy hình ảnh này. Từ cái dạo tôi theo mẹ lên thành phố để đi học xa nhà, người bà với cái giỏ hàng con con nằm lẳng lặng ở yên sau dường như đã trở thành những mảng màu loang lổ nhạt màu trong tiềm thức. Nghe tin ngoại ốm, cả nhà tôi tất tả chạy về. Ấy thế mà đến nơi lại chẳng thấy đâu, mãi tới khi tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng vọng vào thì mới thấy cái bóng dáng còm cõi quen thuộc. 

– Mấy bây đi đâu mà giờ này còn về đây thế hử?

Ngoại vẫn thế, vẫn hay bảo mấy đứa nhỏ cứ lo ở thành phố mà làm ăn, đừng lo đến ngoại. Nếu chẳng phải vì hôm trước gọi điện nghe giọng bà khản đặc, có lẽ bà cũng chẳng nói cho con cháu hay. Tôi thương bà cũng vì lẽ đó. Tối ấy, dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn quả ớt, tôi như được sống lại những tháng ngày tuổi thơ bên mâm cơm dân dã quê nhà. Chén canh mít non cùng với mấy trái cà luộc hái sau vườn ấy vậy mà cả nhà ăn đến là thích thú. Nhìn nụ cười móm mém của bà, tôi thấy lòng mình bình yên đến lạ.

gánh hàng

Chúng ta luôn bất giác lo toan trước những gì xảy đến, hoặc sắp đến. Tôi chuẩn bị phải xa nhà, xa cái nơi tôi đã sinh sống mười tám năm chẳng rời lấy một giây. Môi trường mới cùng ước vọng và đam mê như làn gió lộng kéo căng sợi dây diều khiến tôi chênh vênh giữa cảm giác lạc lõng và vô định khi phải tự bươn chải một mình. Tôi ước mình được bé lại, bé đến mức có thể nằm gọn lỏn trong chiếc giỏ con con của bà, được bà dắt theo bên mình rong ruổi khắp nẻo làng quê mà vô lo vô nghĩ. Nhưng tôi cũng muốn mình lớn thật nhanh để kịp lo cho bà trước khi quá muộn. Sau 4 năm đằng đẵng xa nhà để theo đuổi ước mơ, liệu ngoại có còn ở đây để nhìn tôi trưởng thành?

Câu hỏi ấy tựa như một vết cứa vô hình làm trái tim tôi chảy máu. Bất giác, tôi thấy mình sợ hãi cảm giác chia xa. Chúng ta lớn quá nhanh và cuộc đời này quá rộng, những người gần gũi trong gia đình càng lúc càng trở nên mờ nhòe. Dường như theo bản năng, tôi muốn níu giữ thời gian đừng trôi quá vội. Tôi muốn tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng khi được vòng tay ôm lấy ngoại, nằm trên chiếc chõng tre ngoài hè nghe bà kể chuyện thời chiến. Tiếng ếch nhái kêu râm ran cùng âm thanh gió đưa lá cây xào xạc, lời ru của ngoại vang vọng xen lẫn những tiếng ho.

“À ơi. Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

À ơi. Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.”

Giọng ngoại khàn đi nhiều so với ngày tôi còn bé, nhưng tình cảm của bà thì vẫn vậy. Trong cơn mơ màng tôi thấy mình của ngày xưa, khờ dại và lúc nào cũng lẽo đẽo theo chân bà. Cái đuôi nhỏ ấy giờ đã lớn, đã phải tự mình chịu trách nhiệm với con đường mà nó đi, quyết định mà nó chọn. Bất giác nó nhận ra, ai rồi cũng phải trưởng thành…

Mấy hôm sau, cả nhà tôi thu xếp ra về vì bố mẹ đã hết phép. Ngoại cứ luôn miệng dặn tôi vào Sài Gòn không được để mình ốm, muốn ăn gì cứ điện về cho ngoại. Tôi chỉ lặng im không nói vì sợ cảm xúc sẽ vỡ òa. Chẳng biết được đâu sẽ là lần tiếp theo tôi được về thăm bà lần nữa. Ngồi trên xe nhìn ra khung cửa sổ ngắm nhìn mọi thứ xung quanh vụt qua trước mắt, tôi suy nghĩ về những ngày tháng tương lai. Chắc là mọi thứ sẽ ổn thôi, tôi rồi sẽ thích nghi với môi trường mới, rồi sẽ đứng vững chân ở tuổi mười tám đầy chông gai. Dù có gian nan đến đâu tôi cũng không ngại khó, bởi tôi biết sau lưng tôi luôn có một bóng hình yên lặng dõi theo. Chính ngoại là động lực giúp tôi không chùn bước.

 

Ngoại ơi, chờ con nhé. Con sẽ về!

(Visited 358 times, 1 visits today)

0