Nếu sự tích cực mà giới trẻ ngày nay tìm kiếm hệt như liều thuốc chữa lành vô tận thì sự tiêu cực theo định kiến từ lâu vẫn luôn được xem là một thức uống đắng chát mà bất kể ai lần đầu nếm thử cũng phải nhăn mặt. Tuy nhiên, nếu ta có đủ thời gian để nhâm nhi từng ngụm thì thứ chất lỏng ấy lại là rượu quý mới hay. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, mình mời cậu một ly nhé!

Nấc đầu tiên, tiêu cực nồng và chát. 

 

Bất kể loại rượu nào dù có là tequila thượng hạng bậc nhất cũng khó lòng chiều được thực khách ở lần nhấp môi đầu. Sự tiêu cực cũng không phải là một ngoại lệ. Đó có thể là những lần ta thất bại, là đôi ba câu vu vơ nói dối của người khác hay phải chăng chỉ đơn giản là bản thân chưa đủ cố gắng với những gì mình đã đề ra,… Chẳng nói đâu xa xôi, như tớ nè, năm nhất Đại học chắc là khoảng thời gian khó khăn nhất của tớ nhỉ? Nào là lần đầu tiên trong đời tớ phải xa nhà, bạn bè thì đứa nào đứa nấy toàn “kiệt xuất” khi vừa học, chạy Câu lạc bộ lại vừa phải đi làm. Chẳng ai đặt ra một chuẩn mực hay đòi hỏi gì đâu, nhưng tự bản thân tớ cũng cảm thấy áp lực, dần dần rồi rơi vào tự ti và tiêu cực lúc nào mà chẳng hay. Nhưng, tớ không hề chối bỏ “cục ghét” ấy đâu nha! Vì tớ biết, sự tiêu cực cũng chỉ là một trong hàng vạn sắc thái cảm xúc của con người, mà đã thuộc về cảm xúc thì cần một chút thời gian để bản thân học cách cân bằng và kiểm soát. Thế nên, cảm giác nồng chát còn sót lại của nấc đầu tiên chính là thang đo “nồng độ cồn” thử thách bản thân có đủ tỉnh táo để cạn đến nấc tiếp theo hay không? 

 

Ơ hay, thế vì sao tiêu cực mà cũng cute cực?

Nấc thứ hai, tiêu cực ngà ngà hơi men “thơm”.

Bằng một cách thần kỳ nào đó, đến đây cái vị nồng chát lúc đầu biến đâu mất, nhường chỗ cho cái nhẫn nhẫn tuy là lạ song lại bắt miệng vô cùng. Phải chăng đến nấc thứ hai, tâm hồn ta đã đủ rộng mở, bao dung mà nán lại nghiền ngẫm. Nếu người bạn phía bên kia chiến tuyến là “tích cực” như một trạm dừng chân trú ngụ cho tâm hồn thì “tiêu cực” chẳng đâu xa là lại nguồn động viên vô giá. Nó vực dậy bản thân phải lục tung hết mọi ngóc ngách mà tìm cho hết thảy cớ sự “Vì sao chúng ta lại rơi vào mảng màu u tối của thứ cảm xúc quái đản này?”. Có như thế, ta mới nhận ra rằng, thì ra tiêu cực cũng biết “làm giá”, cũng biết đòi hỏi bộ não con người tiết ra nhiều chất xám để thay đổi lối mòn trong tư duy đã cũ kỹ. Cho nên, tiêu cực vừa là “người bạn” song hành cảm xúc vừa là “người thầy” để lại cho ta những bài học mà chẳng sách vở nào có thể ghi chép hết. 

Nấc cuối cùng, tiêu cực mang “hậu vị” xứng kỳ danh.

Thứ chính yếu giúp cho loại rượu “tiêu cực” chỉ dành riêng cho những thực khách sành uống là cái “hậu”. Phải chăng khi thả phanh mà nghiền ngẫm, khi thả hồn mà thưởng thức thì ta chợt nhận ra thứ chất lỏng ấy mang hậu vị hay hay, nói không ngoa thì cũng có chút nịnh lưỡi. Vì không mang trên mình lớp sơn hào nhoáng hay bóng bẩy, tiêu cực như một tấm gương soi chiếu cả một quá trình đi từ những nỗ lực đầu tiên cho đến sự vất vả để “lớn” thậm chí là thất bại trong tư duy của mỗi người. Hồi đó, tớ sợ thất bại lắm! Vào những thời điểm ấy, tớ chỉ biết vùi mình vào chăn và khóc một trận thật lớn, ngẫm nghĩ bản thân sao lại yếu kém đến như thế. Và rồi tớ nhận ra đâu ai sinh ra đã là anh hùng đâu chứ? Chính vì thế, tớ bắt đầu “nhặt nhạnh” lại những thành công tớ làm rơi nơi ven đường, thay đổi lối mòn trong suy nghĩ để quay về với chính giới hạn và khả năng thật sự của bản thân. Không ngần ngại, tớ bắt đầu xuất phát ngay chính dấu chân tớ đã từng lún sâu trong quá khứ song với một cương vị mới, một tinh thần thép đã được tôi luyện qua nhiều lần thất bại. Còn dư vị nào có thể ngọt ngào hơn thế khi những bài học quý giá được kết tinh từ thứ cảm xúc mà ta đã từng ghét bỏ? Nói cách khác, sự tiêu cực nếu sử dụng đúng cách chính là chiếc chìa khóa mở ra một cột mốc mới của cuộc đời – sự trưởng thành trong tâm hồn.

Suy cho cùng, tiêu cực trước giờ vẫn luôn là kẻ thù số một hòng đe dọa đến sự an yên trong tâm hồn của mỗi người. Nhưng cậu nghĩ lại mà xem, thử hỏi có thứ “tiêu cực” nào lại bộc lộ ra nhiều điều “cute cực” như thế không chứ! Bất kể thứ gì trên đời cũng đều có hai mặt của nó thôi, một khi ta đã vượt qua được cái nồng chát ngáng chân mình ở nấc đầu tiên thì tất yếu bản thân sẽ cảm thấy phần nào nhẹ nhõm hơn để sẵn sàng một trạng thái tinh thần “lý tưởng” trước những cơn giông của cuộc đời. Lần tiếp theo cậu nhất định phải mời lại tớ một ly đó nha!

Nếu sự tích cực mà giới trẻ ngày nay tìm kiếm hệt như liều thuốc chữa lành vô tận thì sự tiêu cực theo định kiến từ lâu vẫn luôn được xem là một thức uống đắng chát mà bất kể ai lần đầu nếm thử cũng phải nhăn mặt. Tuy nhiên, nếu ta có đủ thời gian để nhâm nhi từng ngụm thì thứ chất lỏng ấy lại là rượu quý mới hay. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, mình mời cậu một ly nhé!

Nấc đầu tiên, tiêu cực nồng và chát. 

 

Bất kể loại rượu nào dù có là tequila thượng hạng bậc nhất cũng khó lòng chiều được thực khách ở lần nhấp môi đầu. Sự tiêu cực cũng không phải là một ngoại lệ. Đó có thể là những lần ta thất bại, là đôi ba câu vu vơ nói dối của người khác hay phải chăng chỉ đơn giản là bản thân chưa đủ cố gắng với những gì mình đã đề ra,… Chẳng nói đâu xa xôi, như tớ nè, năm nhất Đại học chắc là khoảng thời gian khó khăn nhất của tớ nhỉ? Nào là lần đầu tiên trong đời tớ phải xa nhà, bạn bè thì đứa nào đứa nấy toàn “kiệt xuất” khi vừa học, chạy Câu lạc bộ lại vừa phải đi làm. Chẳng ai đặt ra một chuẩn mực hay đòi hỏi gì đâu, nhưng tự bản thân tớ cũng cảm thấy áp lực, dần dần rồi rơi vào tự ti và tiêu cực lúc nào mà chẳng hay. Nhưng, tớ không hề chối bỏ “cục ghét” ấy đâu nha! Vì tớ biết, sự tiêu cực cũng chỉ là một trong hàng vạn sắc thái cảm xúc của con người, mà đã thuộc về cảm xúc thì cần một chút thời gian để bản thân học cách cân bằng và kiểm soát. Thế nên, cảm giác nồng chát còn sót lại của nấc đầu tiên chính là thang đo “nồng độ cồn” thử thách bản thân có đủ tỉnh táo để cạn đến nấc tiếp theo hay không?

 

Ơ hay, thế vì sao tiêu cực mà cũng cute cực?

Nấc thứ hai, tiêu cực ngà ngà hơi men “thơm”.

 

Bằng một cách thần kỳ nào đó, đến đây cái vị nồng chát lúc đầu biến đâu mất, nhường chỗ cho cái nhẫn nhẫn tuy là lạ song lại bắt miệng vô cùng. Phải chăng đến nấc thứ hai, tâm hồn ta đã đủ rộng mở, bao dung mà nán lại nghiền ngẫm. Nếu người bạn phía bên kia chiến tuyến là “tích cực” như một trạm dừng chân trú ngụ cho tâm hồn thì “tiêu cực” chẳng đâu xa là lại nguồn động viên vô giá. Nó vực dậy bản thân phải lục tung hết mọi ngóc ngách mà tìm cho hết thảy cớ sự “Vì sao chúng ta lại rơi vào mảng màu u tối của thứ cảm xúc quái đản này?”. Có như thế, ta mới nhận ra rằng, thì ra tiêu cực cũng biết “làm giá”, cũng biết đòi hỏi bộ não con người tiết ra nhiều chất xám để thay đổi lối mòn trong tư duy đã cũ kỹ. Cho nên, tiêu cực vừa là “người bạn” song hành cảm xúc vừa là “người thầy” để lại cho ta những bài học mà chẳng sách vở nào có thể ghi chép hết. 

Nấc cuối cùng, tiêu cực mang “hậu vị” xứng kỳ danh.

 

Thứ chính yếu giúp cho loại rượu “tiêu cực” chỉ dành riêng cho những thực khách sành uống là cái “hậu”. Phải chăng khi thả phanh mà nghiền ngẫm, khi thả hồn mà thưởng thức thì ta chợt nhận ra thứ chất lỏng ấy mang hậu vị hay hay, nói không ngoa thì cũng có chút nịnh lưỡi. Vì không mang trên mình lớp sơn hào nhoáng hay bóng bẩy, tiêu cực như một tấm gương soi chiếu cả một quá trình đi từ những nỗ lực đầu tiên cho đến sự vất vả để “lớn” thậm chí là thất bại trong tư duy của mỗi người. Hồi đó, tớ sợ thất bại lắm! Vào những thời điểm ấy, tớ chỉ biết vùi mình vào chăn và khóc một trận thật lớn, ngẫm nghĩ bản thân sao lại yếu kém đến như thế. Và rồi tớ nhận ra đâu ai sinh ra đã là anh hùng đâu chứ? Chính vì thế, tớ bắt đầu “nhặt nhạnh” lại những thành công tớ làm rơi nơi ven đường, thay đổi lối mòn trong suy nghĩ để quay về với chính giới hạn và khả năng thật sự của bản thân. Không ngần ngại, tớ bắt đầu xuất phát ngay chính dấu chân tớ đã từng lún sâu trong quá khứ song với một cương vị mới, một tinh thần thép đã được tôi luyện qua nhiều lần thất bại. Còn dư vị nào có thể ngọt ngào hơn thế khi những bài học quý giá được kết tinh từ thứ cảm xúc mà ta đã từng ghét bỏ? Nói cách khác, sự tiêu cực nếu sử dụng đúng cách chính là chiếc chìa khóa mở ra một cột mốc mới của cuộc đời – sự trưởng thành trong tâm hồn.

Suy cho cùng, tiêu cực trước giờ vẫn luôn là kẻ thù số một hòng đe dọa đến sự an yên trong tâm hồn của mỗi người. Nhưng cậu nghĩ lại mà xem, thử hỏi có thứ “tiêu cực” nào lại bộc lộ ra nhiều điều “cute cực” như thế không chứ! Bất kể thứ gì trên đời cũng đều có hai mặt của nó thôi, một khi ta đã vượt qua được cái nồng chát ngáng chân mình ở nấc đầu tiên thì tất yếu bản thân sẽ cảm thấy phần nào nhẹ nhõm hơn để sẵn sàng một trạng thái tinh thần “lý tưởng” trước những cơn giông của cuộc đời. Lần tiếp theo cậu nhất định phải mời lại tớ một ly đó nha!

(Visited 340 times, 1 visits today)

0