Đã bao giờ bạn nghe những nhận xét làm tụt hứng khi bạn đang ở trên chín tầng mây chưa? Tôi đã từng! Cụ thể là một năm về trước khi người thân biết Ngoại thương sẽ là nơi 4 năm thanh xuân của tôi thuộc về, họ đã đưa ra một vài ý kiến như là “chảnh”, “hết thời”,… Và tất nhiên, tiếp sau đó chính là cảm giác buồn chán, thất vọng bao trùm tâm trí. Tôi tự hỏi có khi nào mọi cố gắng, mọi hy vọng trong 12 năm đèn sách lại bị lãng phí không?

Sau tất cả, quyết liều thử một phen, lắng nghe con tim mách bảo, tôi vẫn chọn Ngoại thương để làm bến đỗ cho riêng mình. Thuở ban đầu thật khó khăn, chán nản vì những định kiến kia nghe sao mà đúng quá. Sự cô đơn, nỗi nhớ nhà cùng tính cách có phần nhút nhát của một cậu sinh viên vừa mới bước chân lên mảnh đất Sài Thành nhộn nhịp này, thực sự là một thách thức lớn. Tuy nhiên, sau một năm học tập và trải nghiệm, con người Ngoại thương đã cho tôi thấy những góc nhìn mới mẻ hơn về họ và ngôi trường nửa héc-ta này bởi “Người Ngoại thương hỏng có thường.”

Vẻ ngoài tươi sáng cùng với phong thái tự tin khi đứng trước đám đông là sự thật, nhưng Người Ngoại thương chẳng vì thế mà kiêu ngạo. Với hàng loạt các sự kiện diễn ra trong suốt một năm học, tôi nhận ra họ thật thân thiện, hòa đồng và một người hướng nội như tôi cũng khó cảm thấy cô lập trước sự nhiệt tình của từng cá thể nơi đây. Đó có thể là khoảnh khắc những “chú gà con” mới vào trường đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình từ các anh chị khóa trên. Những câu khẩu hiệu “Ngoại thương là nhà” được truyền miệng nhau, vang vọng trong không gian, khắc ghi vào trong tim mỗi người… Thế hệ trước giúp đỡ thế hệ sau đã tạo nên một không khí ấm cúng đến lạ thường giữa lòng Sài Gòn tấp nập. 

 

Còn chưa kể, giữa lúc dịch bệnh hoành hành, trái tim đất nước đang lâm nguy thì tại nơi này, sự cô đơn lạnh lẽo của sinh viên không kịp lên chuyến xe trở về quê còn được sưởi ấm bởi tình yêu thương giữa người với người. Những túi đồ ăn cứu trợ, cái nháy mắt, hành động cúi chào trong khoảng cách xa mà gần lại đẹp hơn bao giờ hết.

Với lợi thế là giỏi tiếng Anh, ở những cuộc thi, những buổi thuyết trình, con người Ngoại thương lại trở nên tỏa sáng, rạng rỡ, nổi bật lên trên tất cả. Đi cùng đó là sự thông minh trong khâu sắp xếp thời gian khiến cho ai học tại trường cũng cảm thấy peer pressure. Cụ thể là trong một khoảng thời gian, họ có thể thực hiện nhiều việc, từ làm tiểu luận, bài báo cáo dài cả chục trang đến công việc làm thêm, câu lạc bộ… Tuy có khó nhằn, những giọt mồ hôi kia cứ lăn dài cùng với sự căng thẳng được hằn rõ trên từng khuôn mặt ấy nhưng vẫn còn đó là lời động viên và cả hàng loạt tràng pháo tay cổ vũ tinh thần. Lúc đó, bầu không khí bỗng chốc trở nên thật gần gũi biết bao.

Có thể người Ngoại thương không còn giỏi trong mắt người ngoài nhưng với tôi và các FTUers khác, họ giỏi theo cách rất riêng. Dù có khó khăn áp lực thật đó nhưng vì người Ngoại thương hỏng có thường từ bỏ giữa chừng, nên một khi đã đặt ra mục tiêu, họ sẽ luôn kiên trì và theo đuổi đến cùng.

Và đấy, chỉ khi được thả vào trong môi trường nhiều cá thể giỏi, mỗi người chúng ta mới nhận thức được bản thân phải tự cố gắng hơn thật nhiều để trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

“Năng động” là điều hiện lên trong đầu mỗi người khi nhắc đến từng người con tại “ngôi nhà lớn” này. Liệu bên cạnh “năng động”, còn tính từ nào tô đậm chất riêng sinh viên Ngoại thương hơn không? Lẽ nào tính từ đó quá cũ, lỗi thời? Mọi người muốn thấy những mặt khác chưa được khám phá ở người Ngoại thương? Tôi cứ đắm chìm trong các suy nghĩ và bây giờ, tôi có thể tự tin mà khẳng định rằng “Nhờ năng động mà mới có người Ngoại thương vô cùng riêng biệt”. Có năng động người Ngoại thương chủ động hơn trong việc học, việc tiếp thu kiến thức mới. Có năng động, họ luôn tìm kiếm những điều mới mẻ để làm hài lòng cái hiếu kỳ của bản thân, niềm khao khát khác biệt của tuổi trẻ. Chính sự năng động kia là thứ đã tạo nên nét riêng biệt, một sắc thái rất lạ, rất “Ngoại thương”. Bởi vậy, người Ngoại thương hỏng có thường muốn mình là một bản sao của người khác, họ sẽ và mãi mãi là chính họ, một thang màu sắc không bị trùng lặp trong bảng màu thanh xuân tuổi trẻ.

Người Ngoại thương phi thường trong mắt tôi như thế đấy. Các cụm từ “giỏi tiếng Anh”, “năng động” có lẽ đã cũ trong tiềm thức người ngoài nhưng lại trở nên nổi bật đến lạ bởi sự giỏi giang, tài năng của sinh viên trường F. Và các bạn nếu còn phân vân khi phải nghe quá nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, hãy cứ bình tĩnh, tin vào những gì trái tim mình định hướng, tin vào sự trải nghiệm của chính mình để có thể đưa các quyết định sáng suốt nhất. Vì suy cho cùng, người trải nghiệm là bản thân bạn chứ không phải là ai khác.

Bài viết: Tạ Duy

Thiết kế: Thảo Nhiên

Hình ảnh: FTU Zone

Đã bao giờ bạn nghe những nhận xét làm tụt hứng khi bạn đang ở trên chín tầng mây chưa? Tôi đã từng! Cụ thể là một năm về trước khi người thân biết Ngoại thương sẽ là nơi 4 năm thanh xuân của tôi thuộc về, họ đã đưa ra một vài ý kiến như là “chảnh”, “hết thời”,… Và tất nhiên, tiếp sau đó chính là cảm giác buồn chán, thất vọng bao trùm tâm trí. Tôi tự hỏi có khi nào mọi cố gắng, mọi hy vọng trong 12 năm đèn sách lại bị lãng phí không?

Sau tất cả, quyết liều thử một phen, lắng nghe con tim mách bảo, tôi vẫn chọn Ngoại thương để làm bến đỗ cho riêng mình. Thuở ban đầu thật khó khăn, chán nản vì những định kiến kia nghe sao mà đúng quá. Sự cô đơn, nỗi nhớ nhà cùng tính cách có phần nhút nhát của một cậu sinh viên vừa mới bước chân lên mảnh đất Sài Thành nhộn nhịp này, thực sự là một thách thức lớn. Tuy nhiên, sau một năm học tập và trải nghiệm, con người Ngoại thương đã cho tôi thấy những góc nhìn mới mẻ hơn về họ và ngôi trường nửa héc-ta này bởi “Người Ngoại thương hỏng có thường.”

Đã bao giờ bạn nghe những nhận xét làm tụt hứng khi bạn đang ở trên chín tầng mây chưa? Tôi đã từng! Cụ thể là một năm về trước khi người thân biết Ngoại thương sẽ là nơi 4 năm thanh xuân của tôi thuộc về, họ đã đưa ra một vài ý kiến như là “chảnh”, “hết thời”,… Và tất nhiên, tiếp sau đó chính là cảm giác buồn chán, thất vọng bao trùm tâm trí. Tôi tự hỏi có khi nào mọi cố gắng, mọi hy vọng trong 12 năm đèn sách lại bị lãng phí không?

Sau tất cả, quyết liều thử một phen, lắng nghe con tim mách bảo, tôi vẫn chọn Ngoại thương để làm bến đỗ cho riêng mình. Thuở ban đầu thật khó khăn, chán nản vì những định kiến kia nghe sao mà đúng quá. Sự cô đơn, nỗi nhớ nhà cùng tính cách có phần nhút nhát của một cậu sinh viên vừa mới bước chân lên mảnh đất Sài Thành nhộn nhịp này, thực sự là một thách thức lớn. Tuy nhiên, sau một năm học tập và trải nghiệm, con người Ngoại thương đã cho tôi thấy những góc nhìn mới mẻ hơn về họ và ngôi trường nửa héc-ta này bởi “Người Ngoại thương hỏng có thường.”

Vẻ ngoài tươi sáng cùng với phong thái tự tin khi đứng trước đám đông là sự thật, nhưng Người Ngoại thương chẳng vì thế mà kiêu ngạo. Với hàng loạt các sự kiện diễn ra trong suốt một năm học, tôi nhận ra họ thật thân thiện, hòa đồng và một người hướng nội như tôi cũng khó cảm thấy cô lập trước sự nhiệt tình của từng cá thể nơi đây. Đó có thể là khoảnh khắc những “chú gà con” mới vào trường đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình từ các anh chị khóa trên. Những câu khẩu hiệu “Ngoại thương là nhà” được truyền miệng nhau, vang vọng trong không gian, khắc ghi vào trong tim mỗi người… Thế hệ trước giúp đỡ thế hệ sau đã tạo nên một không khí ấm cúng đến lạ thường giữa lòng Sài Gòn tấp nập. 

 

Còn chưa kể, giữa lúc dịch bệnh hoành hành, trái tim đất nước đang lâm nguy thì tại nơi này, sự cô đơn lạnh lẽo của sinh viên không kịp lên chuyến xe trở về quê còn được sưởi ấm bởi tình yêu thương giữa người với người. Những túi đồ ăn cứu trợ, cái nháy mắt, hành động cúi chào trong khoảng cách xa mà gần lại đẹp hơn bao giờ hết.

Vẻ ngoài tươi sáng cùng với phong thái tự tin khi đứng trước đám đông là sự thật, nhưng Người Ngoại thương chẳng vì thế mà kiêu ngạo. Với hàng loạt các sự kiện diễn ra trong suốt một năm học, tôi nhận ra họ thật thân thiện, hòa đồng và một người hướng nội như tôi cũng khó cảm thấy cô lập trước sự nhiệt tình của từng cá thể nơi đây. Đó có thể là khoảnh khắc những “chú gà con” mới vào trường đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình từ các anh chị khóa trên. Những câu khẩu hiệu “Ngoại thương là nhà” được truyền miệng nhau, vang vọng trong không gian, khắc ghi vào trong tim mỗi người… Thế hệ trước giúp đỡ thế hệ sau đã tạo nên một không khí ấm cúng đến lạ thường giữa lòng Sài Gòn tấp nập. 

 

Còn chưa kể, giữa lúc dịch bệnh hoành hành, trái tim đất nước đang lâm nguy thì tại nơi này, sự cô đơn lạnh lẽo của sinh viên không kịp lên chuyến xe trở về quê còn được sưởi ấm bởi tình yêu thương giữa người với người. Những túi đồ ăn cứu trợ, cái nháy mắt, hành động cúi chào trong khoảng cách xa mà gần lại đẹp hơn bao giờ hết.

Với lợi thế là giỏi tiếng Anh, ở những cuộc thi, những buổi thuyết trình, con người Ngoại thương lại trở nên tỏa sáng, rạng rỡ, nổi bật lên trên tất cả. Đi cùng đó là sự thông minh trong khâu sắp xếp thời gian khiến cho ai học tại trường cũng cảm thấy peer pressure. Cụ thể là trong một khoảng thời gian, họ có thể thực hiện nhiều việc, từ làm tiểu luận, bài báo cáo dài cả chục trang đến công việc làm thêm, câu lạc bộ… Tuy có khó nhằn, những giọt mồ hôi kia cứ lăn dài cùng với sự căng thẳng được hằn rõ trên từng khuôn mặt ấy nhưng vẫn còn đó là lời động viên và cả hàng loạt tràng pháo tay cổ vũ tinh thần. Lúc đó, bầu không khí bỗng chốc trở nên thật gần gũi biết bao.

Có thể người Ngoại thương không còn giỏi trong mắt người ngoài nhưng với tôi và các FTUers khác, họ giỏi theo cách rất riêng. Dù có khó khăn áp lực thật đó nhưng vì người Ngoại thương hỏng có thường từ bỏ giữa chừng, nên một khi đã đặt ra mục tiêu, họ sẽ luôn kiên trì và theo đuổi đến cùng.

Và đấy, chỉ khi được thả vào trong môi trường nhiều cá thể giỏi, mỗi người chúng ta mới nhận thức được bản thân phải tự cố gắng hơn thật nhiều để trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

Với lợi thế là giỏi tiếng Anh, ở những cuộc thi, những buổi thuyết trình, con người Ngoại thương lại trở nên tỏa sáng, rạng rỡ, nổi bật lên trên tất cả. Đi cùng đó là sự thông minh trong khâu sắp xếp thời gian khiến cho ai học tại trường cũng cảm thấy peer pressure. Cụ thể là trong một khoảng thời gian, họ có thể thực hiện nhiều việc, từ làm tiểu luận, bài báo cáo dài cả chục trang đến công việc làm thêm, câu lạc bộ… Tuy có khó nhằn, những giọt mồ hôi kia cứ lăn dài cùng với sự căng thẳng được hằn rõ trên từng khuôn mặt ấy nhưng vẫn còn đó là lời động viên và cả hàng loạt tràng pháo tay cổ vũ tinh thần. Lúc đó, bầu không khí bỗng chốc trở nên thật gần gũi biết bao.

Có thể người Ngoại thương không còn giỏi trong mắt người ngoài nhưng với tôi và các FTUers khác, họ giỏi theo cách rất riêng. Dù có khó khăn áp lực thật đó nhưng vì người Ngoại thương hỏng có thường từ bỏ giữa chừng, nên một khi đã đặt ra mục tiêu, họ sẽ luôn kiên trì và theo đuổi đến cùng.

Và đấy, chỉ khi được thả vào trong môi trường nhiều cá thể giỏi, mỗi người chúng ta mới nhận thức được bản thân phải tự cố gắng hơn thật nhiều để trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

“Năng động” là điều hiện lên trong đầu mỗi người khi nhắc đến từng người con tại “ngôi nhà lớn” này. Liệu bên cạnh “năng động”, còn tính từ nào tô đậm chất riêng sinh viên Ngoại thương hơn không? Lẽ nào tính từ đó quá cũ, lỗi thời? Mọi người muốn thấy những mặt khác chưa được khám phá ở người Ngoại thương? Tôi cứ đắm chìm trong các suy nghĩ và bây giờ, tôi có thể tự tin mà khẳng định rằng “Nhờ năng động mà mới có người Ngoại thương vô cùng riêng biệt”. Có năng động người Ngoại thương chủ động hơn trong việc học, việc tiếp thu kiến thức mới. Có năng động, họ luôn tìm kiếm những điều mới mẻ để làm hài lòng cái hiếu kỳ của bản thân, niềm khao khát khác biệt của tuổi trẻ. Chính sự năng động kia là thứ đã tạo nên nét riêng biệt, một sắc thái rất lạ, rất “Ngoại thương”. Bởi vậy, người Ngoại thương hỏng có thường muốn mình là một bản sao của người khác, họ sẽ và mãi mãi là chính họ, một thang màu sắc không bị trùng lặp trong bảng màu thanh xuân tuổi trẻ.

“Năng động” là điều hiện lên trong đầu mỗi người khi nhắc đến từng người con tại “ngôi nhà lớn” này. Liệu bên cạnh “năng động”, còn tính từ nào tô đậm chất riêng sinh viên Ngoại thương hơn không? Lẽ nào tính từ đó quá cũ, lỗi thời? Mọi người muốn thấy những mặt khác chưa được khám phá ở người Ngoại thương? Tôi cứ đắm chìm trong các suy nghĩ và bây giờ, tôi có thể tự tin mà khẳng định rằng “Nhờ năng động mà mới có người Ngoại thương vô cùng riêng biệt”. Có năng động người Ngoại thương chủ động hơn trong việc học, việc tiếp thu kiến thức mới. Có năng động, họ luôn tìm kiếm những điều mới mẻ để làm hài lòng cái hiếu kỳ của bản thân, niềm khao khát khác biệt của tuổi trẻ. Chính sự năng động kia là thứ đã tạo nên nét riêng biệt, một sắc thái rất lạ, rất “Ngoại thương”. Bởi vậy, người Ngoại thương hỏng có thường muốn mình là một bản sao của người khác, họ sẽ và mãi mãi là chính họ, một thang màu sắc không bị trùng lặp trong bảng màu thanh xuân tuổi trẻ.

Người Ngoại thương phi thường trong mắt tôi như thế đấy. Các cụm từ “giỏi tiếng Anh”, “năng động” có lẽ đã cũ trong tiềm thức người ngoài nhưng lại trở nên nổi bật đến lạ bởi sự giỏi giang, tài năng của sinh viên trường F. Và các bạn nếu còn phân vân khi phải nghe quá nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, hãy cứ bình tĩnh, tin vào những gì trái tim mình định hướng, tin vào sự trải nghiệm của chính mình để có thể đưa các quyết định sáng suốt nhất. Vì suy cho cùng, người trải nghiệm là bản thân bạn chứ không phải là ai khác.

Bài viết: Tạ Duy

Thiết kế: Thảo Nhiên

Hình ảnh: FTU Zone

Người Ngoại thương phi thường trong mắt tôi như thế đấy. Các cụm từ “giỏi tiếng Anh”, “năng động” có lẽ đã cũ trong tiềm thức người ngoài nhưng lại trở nên nổi bật đến lạ bởi sự giỏi giang, tài năng của sinh viên trường F. Và các bạn nếu còn phân vân khi phải nghe quá nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, hãy cứ bình tĩnh, tin vào những gì trái tim mình định hướng, tin vào sự trải nghiệm của chính mình để có thể đưa các quyết định sáng suốt nhất. Vì suy cho cùng, người trải nghiệm là bản thân bạn chứ không phải là ai khác.

 

Bài viết: Tạ Duy

Thiết kế: Thảo Nhiên

Hình ảnh: FTU Zone

(Visited 740 times, 1 visits today)

0